Thẩm định giá trị doanh nghiệp là một trong những khâu quan trọng hàng đầu nhằm phục vụ những mục đích như vay vốn, xác định cổ phần, phân chia – góp vốn đầu tư, phát hành cổ phiếu IPO, quyết toán thuế, Báo cáo đại hội cổ đông…Để kịp thời đáp ứng những thay đổi trong Luật giá cũng như biến động của thị trường, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 28/2021/TT-BTC ngày 27/4/2021 về ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 (Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp).
Trước tháng 4/2021, việc thẩm định giá doanh nghiệp, tài sản doanh nghiệp được các công ty thẩm định giá, thẩm định viên áp dụng theo Thông tư 122/2017/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện thẩm định giá doanh nghiệp, tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo thời gian và quá trình kiện toàn về các quy định pháp luật, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm điều chỉnh liên quan đến Luật giá. Gần đây nhất, ngày 27/4/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 28/2021/TT-BTC về ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12.
Theo thông tư 28/2021/TT-BTC, nguyên tắc tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập. Doanh nghiệp thẩm định giá cần lựa chọn các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp và thông tin tự thu thập để thẩm định giá doanh nghiệp.
Phương pháp so sánh là phương pháp thuộc nhóm tiếp cận từ thị trường. Đây cũng là phương pháp rất phổ biến đển áp dụng cho các nhóm tài sản khác như: bất động sản, hàng hóa, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, công trình xâu dựng…Theo đó, giá trị của doanh nghiệp/công ty được xác định thông qua giá trị của một doanh nghiệp được dùng để so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá. Doanh nghiệp được dùng để so sánh có các yếu tố tương đồng về: quy mô; ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Phương pháp so sánh trong Thẩm định giá doanh nghiệp còn được gọi là phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.
Đây là phương pháp thuộc nhóm tiếp cận từ chi phí. Giá trị của doanh nghiệp được xác định thông qua tổng giá trị của các tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp như: bất động sản, nhà xưởng, văn phòng, công trình xây dựng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa, thương hiệu – nhãn hiệu…
Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuộc nhóm tiếp cận từ thu nhập. Theo đó, giá trị doanh nghiệp được thẩm định viên xác định thông qua việc quy đổi dòng tiền thuần trong tương lai có thể dự báo được về thời điểm thẩm định giá.
Khi xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách tiếp cận từ thu nhập cần cộng giá trị của các tài sản phi hoạt động tại thời điểm thẩm định giá với giá trị chiết khấu dòng tiền có thể dự báo được của các tài sản hoạt động tại thời điểm thẩm định giá. Trong trường hợp không dự báo được một cách đáng tin cậy dòng tiền của một số tài sản hoạt động thì thẩm định viên có thể không dự báo dòng tiền của tài sản hoạt động này và xác định riêng giá trị của tài sản hoạt động này để cộng vào giá trị doanh nghiệp. Riêng phương pháp chiết khấu cổ tức thì không cộng thêm phần tài sản phi hoạt động là tiền mặt và tương đương tiền.
Theo thông tư 28/2021/TT-BTC có hiệu lực từ 1/7/2021, các loại tài sản doanh nghiệp có thể thẩm định giá bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành lên giá trị của doanh nghiệp, cụ thể là các loại tài sản hữu hình và vô hình.
Phí thẩm định giá doanh nghiệp là chi phí mà đơn vị cần thẩm định giá phải bỏ ra để thuê doanh nghiệp định giá thực hiện. Cụ thể, phí thẩm giá là sự thỏa thuận giữ hai bên trên nguyên tắc ký kết hợp đồng dịch vụ thẩm định giá. Thông thường, phí thẩm định giá tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của tổng giá trị của doanh nghiệp (sau khi sơ bộ) cộng thêm các chi phí phát sinh như: thuế giá trị gia tăng, công tác phí, phí kiểm định (nếu có).
Thông tin chi tiết về phí thẩm định giá doanh nghiệp năm 2023 liên hệ Hotline: 0901 186 700
Được thành lập từ năm 2002, đến nay sau hơn 20 năm hoạt động chuyên sâu trong ngành thẩm định giá, cùng với hệ thống hơn 50 CN/PGD trên toàn quốc, Thẩm định giá Hoàng Quân – Sunvalue tự hào là một trong những đơn vị tiên phong và lớn mạnh nhất trong ngành định giá tại Việt Nam.
Hoàng Quân-Sunvalue đã và đang định giá thành công cho hàng trăm nghìn tài sản là bất động sản, động sản, doanh nghiệp, dự án nói chung trên toàn quốc. Trong đó có những đối tác lớn là các Doanh nghiệp như: Vingroup, Viettel, Vinamilk, Thaco, Hoa Sen, Hòa phát, FLC, Lotte, Samsung, Masan, Xuân Thành, HAGL…
Bên cạnh đó, chứng thư của Hoàng Quân còn có tính pháp lý trên toàn quốc, tại Mỹ, Úc – được hơn 90% ngân hàng tại Việt Nam chấp thuận, đủ điều kiện cấp vốn vay tín dụng cho khách hàng. Cụ thể, chứng thư thẩm định giá Hoàng Quân – Sunvalue có thể sử dụng cho các mục đích:
Thông tin chi tiết:
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu