Web Analytics Made Easy - Statcounter

Thực trạng thẩm định giá tài sản vô hình tại Việt Nam và các phương pháp thẩm định giá

Tài sản vô hình là một yếu tố không thể bỏ qua khi xác định giá trị của doanh nghiệp, tổ chức hay thậm chí là cá nhân. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa hiểu đúng tầm quan của loại tài sản này. Thực tế gần đây nhiều doanh nghiệp trong nước đã bán thương hiệu của mình cho nhà đầu tư nước ngoài với giá cao hơn nhiều so với tài sản hữu hình như: Diana (184 triệu USD), ICP (60 triệu USD), Phở 24 (20 triệu USD) hay P/S (5 triệu USD)…

Tài sản vô hình là gì?

Hiện nay có rất nhiều khái niệm về tài sản vô hình đang tồn tại song song. Về cơ bản chúng được quy định tương tự nhau, tuy nhiên được diễn giải dưới góc độ chuyên ngành khác nhau, cụ thể:

- Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS 2013): “Tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ, tự biểu lộ thông qua các đặc điểm kinh tế của chúng. Tài sản vô hình không có hình thái vật chất nhưng mang lại quyền và lợi ích kinh tế cho người sở hữu nó. Tài sản vô hình bao gồm loại có thể nhận biết được và loại không thể nhận biết được”

thẩm định giá tài sản vô hình, định giá tài sản doanh nghiệp, thẩm định giá trị doanh nghiệp, thẩm định giá hoàng quân

- Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) quy định: Tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ có thể nhận biết được và không có hình thái vật chất. Trong đó, tài sản vô hình có thể nhận biết được nếu có tách biệt với thực thể, hoặc tài sản vô hình nảy sinh từ quyền hợp đồng hoặc các quyền lợi khác theo pháp luật.

- Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ Tài chính thì quy định: Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho chủ thể sở hữu.

Tài sản vô hình gồm những gì?

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Hội thẩm định giá Việt Nam ban hành, tài sản vô hình bao gồm:

  • Tài sản trí tuệ (thương hiệu, nhãn hiệu, Salogan, danh tiếng...)
  • Quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,…).
  • Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác (danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu…).
  • Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật (quyền khai thác khoáng sản, quyền kinh doanh, quyền phát thải có thể chuyển nhượng được).
  • Các Tài sản vô hình khác.

Ý nghĩa và vai trò của tài sản vô hình đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, tài sản vô hình góp phần tạo nên hình ảnh, vị thế, uy tín của doanh nghiệp; Từ đó, nâng cao được doanh số, năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó. Vì vậy có thể nói, tài sản vô hình nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thực tế tại các nước phát triển, các doanh nghiệp thường dành chi phí đầu tư phát triển tài sản vô hình ở mức tương đương hoặc lớn hơn chi phí đầu tư vào nguồn lực hữu hình. Điều này đã chứng minh tài sản vô hình là nguồn lực quan trọng nhất trong doanh nghiệp, mang đến những lợi ích bền vững trong môi trường sản xuất kinh doanh hiện đại.

Tại sao phải thẩm định giá Tài sản vô hình ?

Bởi vì, khi tiến hành hoạt động mua bán, chuyển nhượng doanh nghiệp nói chung, tài sản vô hình nói riêng thì việc tiến hành thẩm định giá nhằm xác định chính xác giá trị để các bên tiến hành đàm phán, thương lượng. Hay nói cách khác, đối với hoạt động kêu gọi đầu tư, M&A, chuyển nhượng thương hiệu…tài sản vô hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của doanh nghiệp, việc xác định giá trị tài sản là yếu tố không thể bỏ qua để làm cơ sở thương lượng, giao dịch.

Ngoài ra, với các mục đích khác, việc thẩm định giá tài sản vô hình cũng vô cùng quan trọng như:

  • Cho phép doanh nghiệp xác định chính xác hơn giá trị của mình (quy đổi gia tiền).
  • Xác định chi phí đầu tư – khấu hao của tài sản cố định liên quan tới tài sản vô hình để xây dựng được giá thành sản phẩm/dịch vụ.
  • Giúp góp phần xây dựng chiến lược truyền thông, marketing, chi phí đầu tư nguồn lực vô hình để đạt được mục tiêu đề ra của mỗi doanh nghiệp.
  • Giúp góp phần thực hiện các mục đích khác của doanh nghiệp: xử lý nợ, giải thể doanh nghiệ, cổ phần hóa, bảo hiểm, hoạch toán kế toán, tính thuế…

thẩm định giá tài sản vô hình, định giá tài sản doanh nghiệp, thẩm định giá trị doanh nghiệp, thẩm định giá hoàng quân 2

Phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình

Đối với loại hình tài sản vô hình, theo thông tư số 06/2014/TT-BTC (ngày 7/1/2014) thì có 3 cách tiếp cận trong thẩm định giá, bao gồm: Cách tiếp cận từ thị trường; Cách tiếp cận từ thu nhập; Cách tiếp cận từ chi phí. Mỗi cách tiếp cận lại có những phương pháp định giá khác nhau.

- Đối với cách tiếp cận từ thị trường (phương pháp so sánh): Giá trị của tài sản vô hình được xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường. Lựa chọn và phân tích chi tiết đặc điểm, tính tương đồng của tài sản vô hình so sánh với tài sản vô hình cần thẩm định giá. Với phương pháp này, thẩm định viên cần thu thập ít nhất 3 tài sản vô hình tương tự để so sánh, đối chiếu. Trường hợp chỉ tìm được ít hơn 3 tài sản thì kết quả thẩm định giá của phương pháp này chỉ được dùng để kiểm tra, tham khảo cho kết quả thẩm định giá có được từ cahcs tiếp cận khác.

- Đối với cách tiếp cận từ thu nhập: Việc xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do tài sản vô hình đó mang lại. Cách tiếp cận từ thu nhập gồm 3 phương pháp chính,bao gồm: Phương pháp trước khi có tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận, phương pháp thu nhập tăng thêm. Tùy vào loại hình tài sản vô hình cần thẩm định giá , mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá…mà các thẩm định viên sẽ lựa chọn những phương pháp thẩm định phù hợp nhất.

- Đối với cách tiếp cận từ chi phí: Giá trị tài sản vô hình sẽ dự trên chi phí để tạo ra một tài sản vô hình bản sao giống với tài sản vô hình nguyên mẫu đang cần thẩm định giá, hoặc chi phí thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tương tự với tài sản vô hình gốc theo giá thị trường hiện hành. Theo đó, công thức tính sẽ là:

Giá trị ước tính của Tài sản vô hình = Chi phí tái tạo (Chi phí thay thế) – Hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất

Trong đó, lợi nhuận của nhà sản xuất được xác định thông qua biện pháp so sánh, điều tra, khảo sát. Cách tiếp cận từ chi phí gồm hai phương pháp chính là: Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế.

Đơn vị thẩm định giá tài sản vô hình tốt nhất tại Việt Nam

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển chuyên sau trong ngành Thẩm định giá, Thẩm định giá Hoàng Quân tự hào là đơn vị thẩm định giá tài sản vô hình hàng đầu Việt Nam.

Đội ngũ thẩm định viên của Hoàng Quân là các chuyên gia kinh tế, chuyên gia Marketing, thạc sĩ kinh tế, Cử nhân Quản trị kinh doanh, luật sư…nên chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những kết quả thẩm định chính xác nhất, khách quan nhất. Bên cạnh đó, với bề dày 20 kinh nghiệm cùng với quy trình thẩm định nhanh, chặt chẽ, áp dụng những tiêu chuẩn thẩm định mới nhất…nên những báo cáo và chứng thư thẩm định của Hoàng Quân còn có giá trị pháp lý cho doanh nghiệp.

Hiện nay Thẩm định giá Hoàng Quân đã xây dựng một hệ thống với hơn 30 Chi nhánh/Phòng giao dịch trên toàn quốc, đảm bảo cho khách hàng những giá trị tốt nhất.

Thẩm định giá Hoàng Quân – Thước đo giá trị

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

0901 186 700