THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Thẩm định giá trị tài sản là hoạt động chuyên môn trong ngành tài chính. Sau khi tiến hành các bước trong quy trình thẩm định giá, tài sản thẩm định giá sẽ được cấp chứng thư và báo cáo thẩm định để làm cơ sở pháp lý phục vụ các mục đích của chủ tài sản đó.
Phân loại tài sản cần thẩm định giá
Theo quy định tại Luật dân sự năm 2005 thì tài sản được chia thành 2 nhóm chính là: động sản và bất động sản. Trong đó bất động sản là: Đất đai; Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Các tài sản khác do pháp luật quy định. Động sản là những tài sản không phải bất động sản và thường chia thành các loại sau: Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ; Nhà xưởng, thiết bị chuyên dùng, vật tư; Phương tiện giao thông vận tải; Các hàng hóa, dịch vụ khác…
Quy trình thẩm định giá tài sản
Dù tài sản cần thẩm định giá là loại gì thì nhìn chung đều được thực hiện theo các quy trình sau
Xác định tổng quan về tài sản cần thẩm định giá và mục đích thẩm định
- Xác định những đặc điểm cơ bản pháp lý, về kinh tế – kỹ thuật của tài sản mà các bạn cần thẩm định giá tài sản tại thời điểm thẩm định giá.
- Xác định chính xác mục đích của việc thẩm định giá tài sản.
- Xác định xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
- Xác định đúng giả thiết và giả thiết đặc biệt.
Lập kế hoạch thẩm định giá tài sản
- Lập phương án nhân sự thực hiện các bước thẩm định như: khảo sát thực tế, tìm hiểu giá trị tài sản, thu thập tài liệu…để thực hiện những yêu cầu thẩm định giá tài sản từ phía khách hàng.
- Nghiên cứu hồ sơ và tài liệu về tài sản cần được thẩm định. Sau đó thẩm tra các hồ sơ và tài liệu liên quan do bên khách hàng cung cấp, so sánh đối chiếu với những yêu cầu của Công ty cùng quy định của pháp luật. Nếu như phát hiện nội dung chưa hoàn chỉnh hay tài liệu và hồ sơ không đầy đủ cần phải yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ. Nếu như phát hiện có dấu tích của việc sửa chữa hay làm giả thì phải xác minh và làm rõ.
- Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định rõ mục tiêu cần đạt được của từng bước thực hiện thẩm định giá trong thời hạn cho phép.
- Xác định mọi tài liệu cần thu thập về thị trường, tài sản và tài liệu so sánh.
Khảo sát hiện trường và thu thập thông tin thẩm định giá tài sản
a.Khảo sát hiện trường
Khảo sát tình trạng thực tế của tài sản, sau đó thu thập số liệu về thông số của tài sản cùng các tài sản so sánh. Tiếp đến chụp ảnh tài sản từ toàn cảnh đến chi tiết.
b.Thu thập thông tin
Ngoài số liệu thu thập được từ khảo sát hiện trường, những thông tin sau sẽ được thu thập: Thông tin liên quan đến giá bán, chi phí, lãi suất, thu nhập của tài sản được so sánh; Những thông tin về yếu tố cung – cầu, lực lượng tham gia trên thị trường và động thái của người mua – người bán tiềm năng; Thông tin về tính pháp lý của tài sản hiện có; Số liệu về kinh tế xã hội, về môi trường hay những yếu tố tác động đến giá trị, đặc trưng của thị trường tài sản để có thể nhận biết được sự khác biệt giữa khu vực lân cận và khu vực tài sản thẩm định giá tọa lạc.
Phân tích thông tin thẩm định giá tài sản
- Phân tích thông tin từ việc khảo sát hiện trường của tài sản.
- Phân tích đặc trưng thị trường tài sản cần thẩm định giá như: Xu hướng cung và cầu trên thị trường tài sản; Ảnh hưởng của xu hướng trên tới giá trị tài sản đang cần thẩm định giá.
- Phân tích đối tượng khách hàng.
- Phân tích việc sử dụng tốt nhất cũng như tối ưu tài sản như: Tính khả thi trong việc sử dụng tài sản, sau đó xem xét đến mối tương quan giữa việc sử dụng ở hiện tại và trong tương lai; Sự phù hợp về cả mặt vật chất và mặt kỹ thuật đối với việc sử dụng tài sản: Xác định và mô tả chính xác về đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tính hữu dụng của tài sản đó; Sự hợp pháp của tài sản đối với việc sử dụng, những hạn chế riêng theo như hợp đồng hay theo quy định pháp luật; Sự khả thi về mặt tài chính; Hiệu quả tối đa trong việc sử dụng tài sản: Xem xét năng suất tối đa, chi phí bảo dưỡng và các chi phí phát sinh, cho phép tài sản được sử dụng đến mức tối ưu nhất.
Xác định đúng giá trị tài sản cần thẩm định giá
- Lựa chọn ra các phương pháp xác định giá trị thích hợp với từng loại tài sản.
- Tính toán, xác định chính xác giá trị tài sản theo mỗi phương pháp đã lựa chọn.
- Lựa chọn ra giá trị cuối cùng, căn cứ vào việc so sánh giá trị đã được xác định từ việc kết hợp các phương pháp trước đó.
Lập báo cáo và đưa ra chứng thư kết quả thẩm định giá
- Dựa theo cơ sở báo cáo Thẩm định giá, Thẩm định viên sẽ phân công và tiến hành định giá, lập báo cáo và xây dựng Chứng thư Thẩm định giá tài sản.
- Chứng thư Thẩm định giá tài sản khi đã được lãnh đạo Công ty thông qua sẽ được phát hành và bàn giao cho khách hàng.
Thông tin chi tiết: