Tài sản như xe ô tô, tàu thuyền, máy móc thiết bị, nhà xưởng, thiết bị văn phòng…thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nước, cơ quan công quyền khi hết khấu hao thường được định giá để chuyển sang thanh lý thông qua hình thức đấu giá, mua bán. Vậy thẩm định giá tài sản thanh lý cần lưu ý những gì, do ai thực hiện? Hãy để thẩm định giá Hoàng Quâng – SunValue chia sẻ chi tiết.
Việc thẩm định giá thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước, cơ quan công quyền…được Luật hóa theo quy định tại Luật giá số 11 và Tiêu chuẩn thẩm định giá 02 ban hành kèm theo quyết định số 77/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, cụ thể: Giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính.
Các tài sản cần thẩm định giá thanh lý là bao gồm tất cả các tài sản cố định, được kế toán xác định khung khấu hao theo thời gian nhất định. Như vậy sẽ bao gồm: phương tiện vận tải (ô tô, đầu kéo, xe nâng – cần cẩu, tàu thuyền…); dây chuyền máy móc, thiết bị - vật tư; công trình xây dựng…
Thanh lý tài sản thuộc sở hữu của các Doanh nghiệp nhà nước, cơ quan công quyền khi hết khấu hao là hoạt động xử lý các tài sản đó khi đã hết giá trị theo khung trích khấu hao kế toán. Khi đó tài sản sẽ được giải quyết theo 2 phương án: Một là không sử dụng tiếp mà sẽ chuyển sang thanh lý, hủy bỏ. Hai là sẽ tiếp tục sử dụng nhưng không được tính vào bảng khấu hao tài sản trong kế toán.
Nếu không tiếp tục sử dụng mà chuyển sang thanh lý, bán, hủy bỏ thì việc thẩm định giá tài sản để xác định giá trị thực tế trước khi thanh lý là yêu cầu quan trọng để tránh thất thoát tài sản. Bởi tài sản hết khấu hao không có nghĩa là không còn giá trị, chủ tài sản vẫn có thể tiến hành thanh lý, bán tài sản đó theo giá trị thị trường của tài sản.
Để có thể định giá tài sản thanh lý, thẩm định viên cần tuân thoe các quy định về Luật giá cũng như các Tiêu chuẩn thẩm định giá do Bộ tài chính ban hành. Theo đó, tùy vào loại hình tài sản cụ thể mà thẩm định viên lựa chọn các phương pháp định giá phù hợp nhất.
VD: Tài sản định giá thanh lý là Ô tô, tàu thuyền thì thẩm định viên có thể lựa chọn phương pháp so sánh, phương pháp chi phí.
Tiếp đến, để định giá thanh lý tài sản cố định, thẩm định viên hay công ty thẩm định giá cũng cần tập hợp đầy đủ hồ sơ pháp lý của tài sản như: hợp đồng mua bán, hóa đơn đầu vào, đăng ký – đăng kiểm (đối với phương tiện vận tải, tàu thuyền…), giấy chứng nhận sở hữu (đối với công trình xây dựng)…
Tương tự như các mục đích vay vốn, mua bán, góp vốn đầu tư…việc định giá tài sản cố định đã hết khấu hao cho mục đích thanh lý cũng gồm 5 bước chính:
Quy trình thẩm định giá tài sản được Bộ tài chính quy định theo các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Điều này giúp quản lý chặt chẽ quy trình thẩm định giá và tránh thất thoát giá trị tài sản.
Được thành lập từ năm 2002, đến nay sau hơn 20 phát triển chuyên sâu về thẩm định giá, thẩm định giá Hoàng Quân – SunValue được biết đến là thương hiệu hàng đầu Việt Nam. Với mục đích là Thanh lý tài sản, Hoàng Quân đã thực hiện định giá thành công hàng trăm nghìn tài sản khác nhau trên toàn quốc.
Các tài sản phổ biến được Thẩm định giá Hoàng Quân – Sunvalue từng thẩm định giá cho mục đích thanh lý gồm:
Hiện nay với hơn 50 CN – PGD trên toàn quốc, thẩm định giá Hoàng Quân – Sunvalue cam kết mang đến chất lượng dịch vụ thẩm định giá tốt nhất cho khách hàng với chi phí tối ưu nhất.
Thông tin liên hệ:
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu