Web Analytics Made Easy - Statcounter

Thẩm định giá tài sản sở hữu trí tuệ - Nhiều khó khăn còn tồn tại

Khi nói tới tài sản trí tuệ tức là nói tới các tài sản mang tính bản quyền, thương hiệu, nhân hiệu, sáng chế…Tuy đây là tài sản có giá trị rất lớn đối với một cá nhân hay doanh nghiệp (chi phí và thời gian để xây dựng thành công tài sản trí tuệ thường rất lớn) song trong quá trình xác định giá trị Doanh nghiệp, tổ chức; các đơn vị thẩm định giá gặp không ít khó khăn để xác định chính xác nhất giá trị thực tế của nhóm tài sản trí tuệ này.

Đầu tư xây dựng Doanh nghiệp - Thực trạng dễ thấy

Khi xây dựng một doanh nghiệp, nhiều chủ doanh nghiệp đã chi ra những khoản đầu tư lớn để trang bị nhà xưởng,văn phòng, máy móc thiết bị, nhân sự mà không xác định rõ chi phí thích đáng để xây dựng tài sản trí tuệ. Theo thống kê của Cục SHTT (Bộ KH&CN) thì chỉ có khoảng 20% các doanh nghiệp đầu tư chi phí hợp lý để phát triển tài sản trí tuệ.

Trước đây, hầu hết chúng ta chỉ biết đến các “ông lớn” là chịu chi mạnh tay trong việc xây dựng tài sản trí tuệ như: Honda, Yamaha, Vinamilk, Viettel, VNPT, Vietnamairline, Pesico, Cocacola…. Các thương hiệu này xuất hiện rất đều đặn trên các phương tiện truyền thông, hoặc đầu tư xây dựng chuyên biệt các phòng R&D (nghiên cứu và phát triển) để cho ra đời những sáng chế, phát minh độc quyền của riêng mình.

định giá tài sản trí tuệ, thẩm định giá thương hiệu, định giá doanh nghiệp

Tuy nhiên, hiện nay trước sự đòi hỏi ngày càng khắt khe về thương hiệu và chất lượng sản phẩm của khách hàng; đặc biệt phải kể đến sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu ngoại nhập khi các hợp đồng FTA giữa Việt Nam với các nước, khu vực trên thế giới được thực thi thì các Doanh nghiệp Việt đã nhìn nhận nghiêm túc vấn đề đầu tư tài sản sở hữu trí tuệ. Điển hình như VinGroup, SunGroup, Hòa Phát,Tôn Hoa Sen, Trung Nguyên…

Vào thời điểm những năm 2000, Công ty Phương Đông ở TPHCM bán thương hiệu kem đánh răng P/S cho tập đoàn Unilever với giá 5 triệu USD, trong khi toàn bộ đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị chỉ được 3 triệu USD. Hay sau khi được bảo hộ, giá nước mắm Phú Quốc, vải thiều Lục Ngạn…cũng đã tăng từ 1,5 đến 2 lần, thậm chí cao hơn so với trước khi đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Thẩm định giá tài sản sở hữu trí tuệ - có thể nhưng không dễ

Việc định giá tài sản trí tuệ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tổ chức doanh nghiệp bởi nó không chỉ giúp chủ doanh nghiệp xác định được chính xác tổng giá trị của Doanh nghiệp mình mà còn cho thấy được vị trí doanh nghiệp của mình ở đâu trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Từ đó, các doanh nghiệp xây dựng được cho mình chiến lược phát triển, chi phí đầu tư, phân khúc thị trường được rõ ràng và hiệu quả hơn.

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp đang có nhu cầu cổ phần hóa, kêu gọi đầu tư, chuyển nhượng, mua bán doanh nghiệp…thì việc xác định giá trị tài sản trí tuệ lại càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Hiện nay luật SHTT có hiệu lực từ năm 2006 chưa có quy định về giá trị tài sản trí tuệ,dù nhiều trường hợp tài sản trí tuệ vô hình lại lớn hơn tài sản hữu hình.

định giá tài sản trí tuệ, thẩm định giá thương hiệu, định giá doanh nghiệp, công ty thẩm định giá

Trong bộ Tiêu chuẩn Thẩm định giá số 12 của Bộ Tài Chính ban hành năm 2017 có hướng dẫn về các định giá các tài sản vô hình của Doanh nghiệp. Cụ thể:

Tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá bao gồm những tài sản cố định vô hình đã được ghi nhận trong sổ sách kế toán và các tài sản vô hình khác được xác định thỏa mãn điều kiện quy định tại điểm 3.1 mục 3 của Tiêu chuẩn Thẩm định giá tài sản vô hình.

Tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá được xác định thông qua một trong các phương pháp sau:

  • Phương pháp 1: Ước tính tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua việc ước tính giá trị của từng tài sản vô hình có thể xác định và giá trị của tài sản vô hình không xác định được (các tài sản vô hình còn lại).

Thẩm định viên thực hiện xác định giá trị của từng tài sản vô hình có thể xác định được theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13. Riêng giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất được xác định theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam về cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ thu nhập và thẩm định giá bất động sản.

  • Phương pháp 2: Ước tính tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua vốn hóa dòng thu nhập do tất cả các tài sản vô hình đem lại cho doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Hướng dẫn là vậy, nhưng theo các chuyên gia thẩm định giá thì hiện nay khó khăn trong việc định giá tài sản trí tuệ, tài sản vô hình là rất lớn bởi những thủ tục về báo cáo tài chính, thống kê chi phí đầu tư xây dựng thương hiệu, dữ liệu thị trường... thường không đầy đủ, chi tiết dẫn đến việc định giá thường không chính xác.

Bên cạnh đó, các phương pháp định giá vẫn còn có những sự sai lệch về kết quả nên việc lựa chon kết quả nào cũng là cả một vấn đề. Điều đó phần nào cũng làm giảm uy tín của các tổ chức định giá đối với khách hàng.

Đơn vị định giá tài sản trí tuệ doanh nghiệp uy tín, chuyên sâu

Trải qua gần 20 năm phát triển chuyên sâu trong ngành thẩm định giá, định giá tài sản doanh nghiệp, Thẩm định giá Hoàng Quân hiểu rằng: Trong doanh nghiệp chỉ có tài sản trí tuệ, tài sản vô hình mới có thể tồn tại mãi và quan trọng nhất. Vì vậy Hoàng Quân đã sớm xây dựng đôi ngũ chuyên gia về định giá tài sản trí tuệ doanh nghiệp từ những năm đầu thành lập.

Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân đã được tổ chức BVQI (Anh Quốc) cấp chứng nhận về quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Bên cạnh đó, ngoài những Chứng chỉ hoạt động của Bộ Tài Chính; Hoàng Quân là đơn vị duy nhất tại Việt Nam tham gia hiệp hội Thẩm định giá Thế Giới (WAVO).

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

  • Thẩm định giá Hoàng Quân – CN Hà Nội
  • Hotline: 0901 186 700
  • Website: thamdinhgiahanoi.com
  • Tags:

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

0901 186 700