Trả lời: Mới đây nhất, theo Nghị định 46/2015NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, công trình xây dựng sẽ được phân cấp và phân loại trên cơ sở công năng sử dụng của công trình và sẽ được phân loại theo những loại sau:
Xem thêm: Đơn vị thẩm định giá công trình xây dựng
Ngoài ra, với những công trình không xác định hoặc chưa có trong các quy định thì Bộ xây dựng sẽ cùng với Bộ quản lý về công trình xây dựng chuyên ngành tiến hành xác định dựa trên công năng sử dụng và những tiêu chí của loại công trình.
Xem thêm: Thẩm định giá Dự án đầu tư
Trả lời: Công trình xây dựng là một loại tài sản đặc biệt, ngoài nhóm công trình dân dụng có thể định giá bằng phương pháp so sánh – phương pháp phổ biến trong ngành thẩm định giá thì phần lớn các nhóm công trình khác thương có quy mô lớn, xây dựng trên diện tích lớn, ít khi có giao dịch mua bán trên thị trường. Chính vì vậy, để xác định giá trị của nhóm tài sản này, các thẩm định viên thường kết hợp nhiều các phương pháp thẩm định giá, trong đó các phương pháp phổ biến nhất bao gồm:
Phương pháp chi phí hay còn gọi là phương pháp giá thành. Đây là phương pháp khá phổ biến được áp dụng trong việc định giá tài sản công trình xây dựng. Phương pháp chi phí thay thế là xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế để tạo ra một tài sản tương tự tài sản thẩm định giá có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của tài sản thẩm định giá. Phương pháp chi phí thay thế thuộc cách tiếp cận từ chi phí.
Công thức: Giá trị ước tính của tài sản = Chi phí thay thế (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư) – Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế không bao gồm phần giá trị hao mòn chức năng của tài sản thẩm định giá đã được phản ánh trong chi phí tạo ra tài sản thay thế)
Đây là phương pháp ước tính giá trị của công trình xây dựng bằng cách tổng hợp giá trị các khoản thu nhập ròng ước tính trong tương lai do công trình xây dựng đó mang lại để xác định giá trị của công trình đó ở thời điểm hiện tại. Đây là phương pháp rất phù hợp với các công trình xây dựng giao thông hay nông nghiệp có nguồn thu ổn định như: thủy điện, thủy lợi, trạm thu phí cầu đường…
Đây là phương pháp thẩm định giá công trình xây dựng dựa trên nguyên tắc tính toán khả năng sinh lời của công trình đó. Từ đó thẩm định viên sẽ ước tính giá trị công trình đó theo giá thị trường. Đây là phương pháp tương đối phù hợp để định giá các công trình xây dựng có khả năng sinh lời như: rạp phim, văn phòng hội thảo, hội trường, khách sạn…
Trên đây là các thông tin về phân loại công trình xây dựng và các phương pháp thẩm định giá phổ biến cho loại tài sản này. Để được tư vấn chi tiết về thẩm định giá, vui lòng liên hệ:
THẨM ĐỊNH GIÁ HOÀNG QUÂN – CN HÀ NỘI
Hotline: 0901 186 700.
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu