Sau khi Viện kinh tế Việt Nam công bố “Báo cáo kinh tế Việt Nam 2020: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo” (ngày 19/1/2020); Viện Kinh tế Việt Nam đã đưa ra mức dự báo tăng trưởng GDP cao nhất trong năm 2021 của Việt Nam là 6,9%.
Cụ thể hơn, Viện Kinh tế Việt Nam đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021.
Ba kịch bản trên được Viện kinh tế Việt Nam đưa ra dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng và dự đoán tình hình kinh tế cũng như diễn biến dịch bệnh Covid -19 tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Cũng theo báo cáo trên, cuộc khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam nặng nề hơn rất nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Cụ thể, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng lần lượt là 4,77% và 5,4% (năm 2009) vẫn còn cao hơn nhiều so với mức 2,91% năm 2020.
Tuy nhiên, đánh giá một cách toàn diện thì ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng do Covid-19 chỉ mang tính tạm thời và ngắn hạn, không kéo dài như 2 cuộc khủng hoảng trước. Vì vậy, kết thúc năm 2020, Việt Nam đã đạt “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh tốt vừa có mức tăng trưởng kinh tế tốt.
Dựa trên những thành quả đạt được, dự kiến năm 2021, mặc dù diễn biến dịch bệnh Covid -19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi xuất hiện những chủng Covid mới nhưng nhiều khả năng nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi dần và có mức tăng trưởng dương. Điều này sẽ kéo theo kinh tế Việt Nam phát triển đi lên.
Các dấu hiệu tích cực gần đây như: vắc xin tiêm phòng Covid-19 bắt đầu được tiêm đại trà tại một số quốc gia và sẽ mở rộng ra nhiều quốc gia khác trong năm 2021; gói hỗ trợ nền kinh tế cũng đang được nhiều nước lớn triển khai và sẽ có tác động trong năm 2021... đã là cơ sở cho những nhận định trên.
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang đứng trước “cơ hội vàng” để có thể bứt phá và tăng tốc nhờ khoa học công nghệ và tiệm cận dần với giai đoạn của đổi mới sáng tạo. Các ngàng công nghệ như 5G, chuyển đổi số, công nghệ Nano… kết hợp với các chính sách kêu gọi FDI đang được Việt Nam tận dụng tối đa và trở thành điểm sáng của khu vực Châu Á.
Đây là cơ hội hiếm có để thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực; đổi mới tư duy và đổi mới thể chế chính sách theo hướng tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mạnh mẽ và huy động sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước là yếu tố quan trọng bậc nhất cho khoa học, công nghệ để phát triển cũng như huy động được nguồn lực cần thiết cho đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó cần có những thử nghiệm đột phá về thể chế, chính sách.
Nguồn: Tổng hợp từ Tạp chí tài chính
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu