Sau loạt thách thức toàn cầu về lãi suất cao, mâu thuẫn chính chị, dịch bệnh, suy thoái kinh tế…hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) được hi vọng sẽ phục hồi trong năm sau và phát triển trở lại từ năm 2025.
Theo nhiều chuyên giá trong ngành, thị trường M&A trong năm 2023 đã phải đối mặt với những khó khăn liên tiếp, kéo dài nhất kề từ năm 2008 – 2009. Suy thoái kinh tế, lãi suất tăng, dịch bệnh, làn sóng phá sản doanh nghiệp, xung đột chính trị… đã tại nên những “thách thức kép” cho hoạt động M&A. Thực tế, số lượng giao dịch và giá trị M&A toàn cầu đã sụt giảm mạnh, chạm đáy vào quý I/2023. Tuy nhiên, sau quý I/2023, nhiều nhà đầu tư đã quay lại bàn đàm phán và hoạt động M&A dường như đang có dấu hiệu tích cực hơn.
Ông Jens Kengelbach, người đứng đầu bộ phận M&A toàn cầu của Boston Consulting Group (BCG) cho biết: “Chúng tôi tương đối lạc quan về triển vọng M&A năm 2024, vì hoạt động giao dịch có dấu hiệu phục hồi đầy hứa hẹn. Những thách thức đối với các nhà thực hiện giao dịch vẫn còn, đặc biệt là chi phí vốn cao hơn sẽ thúc đẩy các công ty xem xét các giao dịch lớn hoặc mang tính chuyển đổi với mức độ giám sát cao hơn. Điều này có thể có nghĩa là theo đuổi việc mua lại, thoái vốn và đôi khi là sự kết hợp của hai để thúc đẩy tăng trưởng và định hình lại doanh nghiệp”.
Nhìn rộng toàn diễn biến, sau gia đoạn bùng nổ M&A năm 2020 – đầu năm 2022, hoạt động M&A đã chững lại trong nửa cuối năm ngoái và 8 tháng đầu năm 2023. Tính đến cuối tháng 8/2023, thị trường giao dịch mua bán - sáp nhập doanh nghiệp đã công bố khoảng 21.500 thương vụ M&A, với tổng số trị giá 1.180 tỷ USD. Khối lượng giao dịch giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022 và giá trị giao dịch giảm mạnh 41%.
Riêng trong quý III/2023, hoạt động M&A toàn cầu giảm xuống còn 473 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ và giảm 17% so với quý trước.
Tim Clarke, nhà phân tích tại PitchBook cho biết: “Gần hai năm sau khi đạt đỉnh cao vào quý IV/2021, sự suy thoái trong hoạt động M&A toàn cầu không có dấu hiệu chậm lại và đã tăng tốc vào quý III/2023…
Sự chững lại của hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp kể từ nửa đầu năm 2022 thể hiện rõ ở khắp các khu vực. Các thị trường như Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Ý và Romania cho thấy khả năng phục hồi tốt hơn một chút, trong khi Mỹ, Canada, Pháp và Đức bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Các ngành năng lượng, điện và tài nguyên là những ngành năng động nhất trên toàn cầu vào năm 2022.
Vẫn có một số nhóm nhà đầu tư vẫn tiếp tục thực hiện các thương vụ M&A khi có cơ hội hấp dẫn. Trong một số thỏa thuận, nhà đầu tư sử dụng các phương án cơ cấu tài chính hay thỏa thuận thay thể như hợp tác với nhà đầu tư chiến lượng, tăng phần vốn góp, thậm chí tài trợ toàn bộ thỏa thuận bằng vốn chủ sở hữu…
Ở khu vực Trung Đông, với nguồn tiền dư giả,các nhà đầu tư vẫn đang đẩy mạnh hoạt động M&A thuộc các lĩnh vực ngoài tài nguyên thiên nhiên hay hỗ trợ sự phát triển của kinh tế quốc gia.
Bên cạnh đó, một số điều kiện thị trường đang cho thấy sự phục hồi sắp tới của hoạt động M&A vào năm tới. Hàng nghìn tỷ đô la dành cho các nhà tài trợ vốn cổ phần tư nhân và lượng tiền mặt mà các tập đoàn nắm giữ được chuẩn bị cho các giao dịch mới. Việc định giá thị trường tư nhân thấp hơn có thể thúc đẩy những nhà đầu tư công tìm kiếm các mục tiêu tư nhân.
“Các điều kiện tiên quyết cho sự phục hồi đã có, bắt đầu với tổng giá trị “dry power” trên toàn cầu là 1.400 tỷ USD còn nhàn rỗi, chỉ kém 9,7% so với mức cao kỷ lục. Một lượng tiền mặt thậm chí còn lớn hơn nằm trong sổ sách của các tập đoàn. Riêng ở Mỹ, lượng tiền mặt nắm giữ đã vượt 4.100 tỷ USD trong quý II/2023 và con số này tăng lên 5.800 tỷ USD khi bao gồm cả các khoản dự trữ ở nước ngoài”, nhà phân tích Tim Clarke cho biết.
Trong đó, “dry powder” đề cập đến chứng khoán thị trường có tính thanh khoản cao và được xem như tiền mặt, tiền mặt dự trữ được giữ để trang trải các nghĩa vụ trong tương lai hoặc mua lại tài sản.
Theo một cuộc khảo sát với các giám đốc điều hành ngành, hoạt động M&A trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong năm tới, dẫn đầu là các công ty chăm sóc sức khỏe.
Báo cáo do ngân hàng đầu tư Jefferies Group công bố hôm thứ Ba (14/11) đã khảo sát 600 lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Kết quả cho thấy, 68% số người tham gia khảo sát dự kiến số lượng giao dịch M&A trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên vào năm 2024, với 60% tin rằng các công ty trong lĩnh vực này sẽ đi đầu hoạt động M&A trong năm tới.
Theo nhà cung cấp dữ liệu Dealogic, số lượng các thương vụ M&A trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã tăng 22% lên 341 tỷ USD tính tới thời điểm hiện tại, trong khi hoạt động M&A ở hầu hết các ngành đều ghi nhận sự sụt giảm.
Nguồn: TC tài chính toàn cầu
Dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu