Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) trong 4 tháng đầu năm 2021, các Doanh nghiệp Nhật Bản đã đã đầu tư vào Việt Nam 2,5 tỷ USD vốn FDI, chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam. Nhật Bản chính là quốc gia đứng thứ 2 về đầu tư vào Việt Nam, sau Singapore. Còn theo ông Nakajima Takeo hiện số lượng DN thành viên của JETRO tại Việt Nam đã lên đến 2000 doanh nghiệp, tăng đến 1900 doanh nghiệp - nếu so với năm 1990.
Trong các dự án vốn FDI có vốn đầu tư lớn của Nhật Bản tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay phải kể đến dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II, có tổng vốn đầu tư trên 1,32 tỷ USD vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 1/2021.
Lũy kế đến tháng 4/2021, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư 4.690 dự án tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 62,911 tỷ USD, và là quốc gia đầu tư lớn thứ 2 tại Việt Nam sau Hàn Quốc. Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng và những đóng góp vào tăng trưởng kinh tế-xã hội tại Việt Nam.
Đặc biệt, trong gần 5000 dự án của các doanh nghiệp Nhật Bản nói trên, có rất nhiều dự án của các tập đoàn – thương hiệu toàn cầu như: Toyota, Honda, Canon… Các dự án này không chỉ làm tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư Việt Nam, mà còn đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế-xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Thay vì chỉ tập trung vào các khu vực trung tâm kinh tế - chính trị như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các Doanh nghiệp Nhật Bản đang có sự chuyển dịch đầu tư ra các khu vực ngoại thành như: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai…
Theo ông Nakajima Takeo, xu hướng đầu tư của DN Nhật Bản tại Việt Nam thời gian tới đang có sự dịch chuyển về các địa phương thay vì chỉ tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang có sự chuyển dịch dòng vốn trong cơ đấu lĩnh vực đầu tư. Cụ thể, nếu trước đây có 40% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam để mở nhà máy, xưởng sản xuất thì gần đây số DN đầu tư vào Việt Nam với mục đích trên chỉ còn khoảng 20%. Điều đó cho thấy, đã có sự chuyển dịch từ xây dựng nhà máy sản xuất sang khối thương mại, dịch vụ.
Đây là xu hướng tất yếu của việc đầu tư, bởi dân số của Việt Nam dự báo đạt 106 triệu dân vào năm 2050, trong đó tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng khiến các chuyên gia nhận định thị trường Việt Nam sẽ là “khu vực béo bở” cho các doanh nghiệp lĩnh vực bán lẻ. Cùng với đó, Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế hàng năm thuộc hàng tốt nhất khu vực, khiến quy mô GDP ngày càng lớn. Vị thế của DN Việt Nam cũng không ngừng được cải thiện, thể hiện thông qua sự quan tâm của cộng đồng DN trong nước vào lĩnh vực khoa học-công nghệ. Với những yếu tố trên, rất nhiều DN bán lẻ lớn của Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam, như: AEON; Muji, FujiMart, Matsumoto Kiyoshi …
Nguồn: Báo congthuong.vn
Thông tin chi tiết
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu