Web Analytics Made Easy - Statcounter

Hộ kinh doanh được hỗ trợ 3 triệu đồng khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Nhằm quy định cụ thể về thủ tục hồ sơ, trình tự để hỗ trợ kinh tế cho những đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP, mới đây Thủ tướng CP đã ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg để giải quyết vấn đề này.

Theo đó, đối với các hộ kinh doanh có đủ các điều kiện sau thì cần làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo mẫu để gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm kinh doanh: Có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế; Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19. Mức hỗ trợ là 3.000.000 đồng/hộ kinh doanh và được chi trả 01 lần.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ hỗ trợ chậm nhất đến hết ngày 31/01/2022.

Cũng theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ từ các Hộ kinh doanh, trong 03 ngày làm việc thì UBND xã/phường/trị trấn xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh; niêm yết công khai; tổng hợp, báo cáo gửi Chi cục Thuế. Trong 02 ngày làm việc, Chi cục Thuế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp.

tro cap doanh nghiep, anh huong dich benh, quy dinh 23, nghi dinh 68

Trong 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, trình tự thủ tục thực hiện chính sách này được xây dựng theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính và thời gian thực hiện để tạo thuận lợi cho hộ kinh doanh sớm nhận được hỗ trợ; góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP, các chính sách, quy định cần được thực hiện để hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid 19 gồm:

  • Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất;
  • Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình hộ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
  • Hỗ trợ lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương;
  • Hỗ trợ lao động ngừng việc;
  • Hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và hướng dẫn viên du lịch;
  • Hỗ trợ hộ kinh doanh;
  • Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.
  • Hỗ trợ lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

​Nguồn: Tổng hợp Internet

  • Tags:

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

0901 186 700