Web Analytics Made Easy - Statcounter

ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN NHƯ NÀO? NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT

Định giá tài sản góp vốn công ty, tổ chức kinh doanh thương mại là hoạt động quan trọng và rất cần thiết để xác định chính xác nhất tỷ lệ nắm giữ cổ phần, quyền lợi các cổ đông của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đó. Định giá tài sản góp vốn cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp khi khi xảy ra các xung đột quyền lợi kinh tế trong doanh nghiệp.

Tài sản nào được phép góp vốn công ty

Tài sản góp vốn cổ đông doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã được Nhà nước được Luật hóa bằng quy định cụ thể. Theo điều 34 Luật doanh nghiệp 2020, các cá nhân, tổ chức có thể tham gia góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp, tổ chức kinh tế với các tài sản:

tài sản góp vốn, định giá tài sản, góp vốn doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp

  • Tiền đồng Việt Nam
  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi (USD, Nhân dân tệ, Bảng Anh, Euro, Yên Nhật…)
  • Vàng
  • Quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, dự án đầu tư
  • Quyền sở hữu trí tuệ
  • Công nghệ
  • Bí quyết kỹ thuật
  • Tài sản khác có thể định giá thành tiền Đồng Việt Nam…

Ngoài ra, theo Khoản 1 điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, nếu tài sản góp vốn không phải là tiền Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì cần thẩm định giá để quy đổi giá trị ra tiền Đồng Việt Nam.

Như vậy, có thể nói tài sản để tham gia góp vốn doanh nghiệp rất đa dạng, phong phú, bao gồm cả những tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tài chính. Tuy nhiên tất cả cần xác định rõ giá trị tài sản được quy đổi ra tiền để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của các cổ đông.

Vì sao cần định giá tài sản góp vốn?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, đối với những tài sản góp vốn doanh nghiệp trong quá trình doanh nghiệp đang hoạt động thì sẽ được

  • Chủ sở hữu, hội đồng thành viên (đối với cty TNHH, Cty hợp danh);
  • Hội đồng quản trị (đối đồng cty cổ phần) và người góp vốn thống nhất về giá trị.
  • Hoặc do đơn vị thẩm định giá độc lập (có đủ điều kiện pháp lý, năng lực) thực hiện định giá tài sản góp vốn này. Giá trị thẩm định tài sản đó phải được chủ tài sản, chủ sở hữu/hội đồng thành viên/hội đồng quản trị doanh nghiệp chấp thuận.

Như vậy, việc thẩm định giá tài sản góp vốn không chỉ là thủ tục pháp lý cần thiết để đảm bảo quyền lợi cũng như là cơ sở giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa các cổ đông mà còn đảm bảo tính khách quan, chính xác, tránh thất thoát hay sai lệch giá trị tài sản góp vốn đó.

tài sản góp vốn, định giá tài sản, góp vốn doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp

Vai trò của dịch vụ thẩm định giá khi góp vốn doanh nghiệp

Không chỉ với mục đích góp vốn doanh nghiệp, với các mục đích liên quan đến giá trị doanh nghiệp như: vay vốn ngân hàng, phân chia tài sản, chứng minh năng lực tài chính, báo cáo đại hội cổ đông, báo cáo thuế, thanh lý, đền bù…dịch vụ thẩm định giá là hoạt động pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi cũng như cho các bên tham gia giao dịch tài sản doanh nghiệp có sự nhận định chính xác về giá trị tài sản đó theo cơ chế thị trường, quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, hoạt động thẩm định giá tài sản sản góp vốn doanh nghiệp vốn dĩ là hoạt động chuyên môn cao, đòi hỏi người thực hiện/thẩm định viên phải có đào tạo chuyên môn sâu, kiến thức về giá trị tài sản phong phú (bởi tài sản góp vốn rất đa dạng), cập nhật thường xuyên những biến động về thông tin thị trường, quy định của pháp luật…Vì vậy, việc thẩm định giá tài sản doanh nghiệp cần thiết phải do đơn vị thẩm định giá uy tín, độc lập, có đủ điều kiện pháp lý và năng lực thực hiện.

Hồ sơ định giá tài sản góp vốn

Hồ sơ thẩm định giá tài sản góp vốn sẽ tùy thuộc  vào loại hình tài sản góp vốn đó. Nhìn chung hồ sơ định giá sẽ bao gồm các giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản. VD như:

  • Hồ sơ định giá Bất động sản gồm: Chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, giấy phép xây dựng…
  • Hồ sơ định giá Doanh nghiệp: Báo cáo tài chính, đăng lý kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, tài sản cố định…
  • Hồ sơ dự án bất động sản: Quyết định phê duyệt dự án, Hồ sơ giao đất, bản vẽ - sơ đồ mặt bằng, thuyết minh dự án…
  • Hồ sơ định giá phương tiện vận tải: Hóa đơn mua bán, Đăng ký, đăng kiểm của tài sản…
  • Hồ sơ định giá máy móc thiết bị: Hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng nhận hải quan…

Chi phí thẩm định giá tài sản góp vốn

Phí thẩm định giá tài sản góp vốn công ty, tổ chức kinh doanh là chi phí mà chủ tài sản/người góp vốn hoặc doanh nghiệp được góp vốn bỏ ra để thuê đơn vị định giá độc lập thực hiện định giá tài sản góp vốn đó.

Chi phí định giá tài sản được tính theo 2 cách. Một là theo tỷ lệ phần trăm (%) của tổng giá trị tài sản (sau khi sơ bộ) cộng thêm các chi phí phát sinh như: công tác phí đi khảo sát, thuế giá trị gia tăng, phí kiểm định (nếu có)… Tỷ lệ phần trăm được dựa theo bảng phí quy định của mỗi công ty định giá đưa ra cho mỗi thời điểm, loại hình tài sản khác nhau.

Hai là theo phí định giá trọn gói theo thỏa thuận giữa công ty thẩm định giá và khách hàng.

Thông tin liên hệ Hotline: 0901 186 700

Công ty định giá tài sản góp vốn tốt nhất

Với kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động chuyên sâu trong ngành thẩm định giá, Thẩm định giá Hoàng Quân đã tiến hành thẩm định giá cho hàng nghìn tài sản góp vốn doanh nghiệp, giá trị công ty khác nhau, với các mục đích như gọi vốn đầu tư, thế chấp vay vốn, mua bán – sáp nhập…

Chứng thư định giá doanh nghiệp của Hoàng Quân có giá trị pháp lý toàn quốc và được sử dụng là cơ sở để các cơ quan công quyền, ngân hàng…căn cứ xác định giá trị của tài sản. Đến nay, Thẩm định giá Hoàng Quân đã có đến hơn 50 Chi nhánh/PGD trên toàn quốc và các Chi nhánh tại Mỹ, Úc.

Thẩm định giá Hoàng Quân đã trở thành đối tác chiến lược phụ trách thẩm định giá tài sản cho khoàng 80% ngân hàng tại Việt Nam, trong đó có: Agribank, Vietcombank, Sacombank, BIDV, VIB, ANZ, Woori Bank, Standard Chartered Bank,…

Thông tin chi tiết:

  • Tags:

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

0901 186 700